Viêm nha chu hiện đang là căn bệnh ngày càng phổ biến nhưng khó phát hiện do triệu chứng thường dễ bị người bệnh bỏ qua. Nếu bệnh nha chu không được điều trị có thể dẫn đến mất răng và viêm rộng vào xương.
Tìm hiểu về bệnh nha chu
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, bao gồm: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng có tác dụng chống đỡ, giữ răng được vững chắc và cố định trong xương hàm. Phần mô nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng.
Tình trạng viêm nha chu bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm tụt nướu, tiêu hủy xương ổ răng, và hình thành túi nha chu. Mặc dù có những biểu hiện không rõ ràng nhưng viêm nha chu gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng: răng sẽ dần bị suy yếu, chức năng ăn nhai cũng sẽ giảm dần, gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm cũng như sức khỏe của cơ thể con người.
Dấu hiệu răng miệng dễ dẫn đến viêm nha chu
Nếu gặp phải một trong các dấu hiệu răng miệng sau, bạn nên dành thời gian đến điều trị viêm nha chu càng sớm càng tốt:
- Nướu bị sưng đỏ và chảy máu khi bạn đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng
- Nướu bị tụt ra khỏi răng
- Có nhiều mảng vôi bám quanh cổ răng.
- Hơi thở nặng mùi.
- Răng bị lung lay và có hiện tượng nướu bị chảy mủ.
- Có cảm giác đau răng, đau lợi khi ăn nhai.
- Răng có khoảng trống và thưa dần ra.
Tác nhân gây bệnh nha chu
Những mảng bám tích tụ gây vi khuẩn trong các khe răng và quanh răng gây nên viêm nướu. Theo thời gian, mảng bám răng cứng dần tạo nên vôi răng. Từ viêm nướu chuyển sang giai đoạn viêm nha chu, các vi khuẩn độc hại trong lớp mảng bám làm tổn hại xương nâng đỡ răng, dẫn đến bị tiêu xương, răng lung lay và nguy cơ mất răng bắt đầu từ đó.
Quy trình điều trị
- Bước 1: Bác sĩ khám kiểm tra tình trạng răng và cho tư vấn
- Bước 2: Chụp phim X Quang kiểm tra cấu trúc răng hàm cụ thể
- Bước 3: Điều trị viêm nha chu tùy vào từng giai đoạn bệnh lý cụ thể
- Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi điều trị
Trường hợp viêm nha chu nặng không thể bảo tồn răng: Đối với trường hợp răng không thể điều trị và bảo tồn được nữa thì “nhổ răng” chính là phương án cuối cùng mà bác sĩ bắt buộc phải đưa ra để điều trị nha chu được dễ dàng hơn.